Hoàng đế Titus

Lên ngôi

Đồng denarius La Mã miêu tả Titus, khoảng. năm 79. Mặt trái dùng để kỉ niệm lễ khải hoàn của ông mừng chiến thắng cuộc chiến tranh Judae.

Vespasianus qua đời vì bệnh nhiễm trùng vào ngày 23 Tháng Sáu năm 79 SCN,[51] và ngay lập tức đã được kế vị bởi Titus con trai của mình.[52]

Bởi vì có những lời tuyên truyền vu khống về ông, nhiều người La Mã sợ rằng vào thời điểm này ông sẽ là một Nero.[53] Tuy vậy, chống lại những lời vu khống, Titus đã chứng minh ông là một hoàng đế tài năng và được dân chúng yêu quý, mọi người ca ngợi ông khi họ thấy rằng ông sở hữu những đức tính tốt đẹp nhất thay vì các tệ nạn [53] Một trong những việc làm đầu tiên của ông khi là một hoàng đế là công khai ra lệnh dừng lại việc xét xử dựa theo huấn thị phản quốc,[54] mà đã có từ lâu. Dưới thời Augustus, điều này đã phục hồi và được áp dụng bao gồm các tác phẩm được dùng để nói xấu hoặc bôi nhọ người khác.[55] Điều này cuối cùng đã dẫn đến một thời kỳ dài mà các cuộc xét xử rồi hành quyết dưới thời các vị hoàng đế như Tiberius, CaligulaNero xảy ra thường xuyên. Chính điều này mà một mạng lưới chỉ điểm đã được sản sinh ra từ hệ thống chính trị La Mã trong nhiều thập kỷ.[54]

Titus đã cho chấm dứt việc này, bất cứ ai trái lệnh sẽ bị coi là chống lại chính ông. Ông đã tuyên bố:

"Ta không thể để cho mình bị xúc phạm hay bị lạm dụng trong bất kỳ cách làm vô ích nào mà ta xứng đáng khiển trách. Việc ta quan tâm không phải là những bản báo cáo sai được dâng lên cho hoàng đế, điều mà ta quan tâm là những người đã chết hay bị bỏ tù oan, họ sẽ báo thù cho mình trong bất kỳ trường hợp nào, nếu như sự thật bị tấm màn quyền lực hay á thánh ám ảnh."[56]

Do đó, không có nguyên lão nào bị khép tội chết trong triều đại của ông,[56] dẫu vậy ông còn giữ lời hứa của mình rằng ông sẽ đảm nhận chức Đại tư tế nhằm "mục đích giữ cho đôi tay không bị nhuốm bẩn".[57]

Những thách thức

The 79 eruption of Mount Vesuvius completely destroyed PompeiiHerculaneum. Today plaster casts of actual victims found during excavations are on display in some of the ruins.

Mặc dù triều đại của ông không có các chiến dịch quân sự hoặc xung đột chính trị lớn, Titus đã phải đối mặt với một số thảm họa lớn trong thời gian trị vì ngắn ngủi của mình. Ngày 24 Tháng Tám năm 79, hai tháng sau khi ông lên kế vị, ngọn núi lửa Vesuvius đã phun trào[58]. Các thành phố PompeiiHerculaneum đã bị chôn vùi dưới hàng mét đá và nham thạch,[59] giết chết hàng ngàn công dân.[60] Titus đã bổ nhiệm hai cựu chấp chính quan phụ trách việc tổ chức và phối hợp các nỗ lực cứu trợ, trong khi cá nhân ông đóng góp một lượng lớn tiền từ ngân khố đế quốc để hỗ trợ cho các nạn nhân của núi lửa[54]. Ngoài ra, ông đã đến thăm Pompeii một lần sau khi núi lửa phun trào và một lần nữa một năm sau đó.[61]

Trong chuyến thăm lần thứ hai vào mùa xuân của năm 80 CN, một đám cháy đã xảy ra tại Roma và thiêu cháy phần lớn thành phố trong suốt ba ngày và ba đêm.[54][61] Mặc dù vậy, mức độ thiệt hại của đám cháy này lại không đến mức thảm khốc như trong cuộc đại hỏa hoạn vào năm 64, Cassius Dio ghi lại một danh sách dài các công trình công cộng quan trọng đã bị phá hủy, bao gồm ngôi đền Pantheon của Agrippa, Đền thờ thần Jupiter, tòa nhà Diribitorium, một số phần của Nhà hát Pompeytòa nhà Saepta Julia cùng một số khác[61] Và lại một lần nữa, bản thân Titus đã cho khôi phục lại các khu vực bị hư hỏng.[61] Theo Suetonius, một bệnh dịch cũng đã xảy ra trong vụ hỏa hoạn.[54] Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh dịch này hay số người chết lại không rõ.

Trong lúc này, chiến tranh lại bắt đầu ở Britannia, tại đây Gnaeus Julius Agricola đã tiến xa hơn nữa vào vùng Caledonia và cố gắng nhằm thiết lập một số pháo đài ở đó.[62]

Triều đại của ông cũng chứng kiến một cuộc nổi loạn của Terentius Maximus, một trong số những Neros giả mạo mà vốn đã liên tục xuất hiện trong suốt những năm 70.[63] Mặc dù Nero chủ yếu được biết đến như là một bạo chúa đáng căm ghét, ông ta lại vẫn rất được lòng dân chúng ở các tỉnh phía đông.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Titus http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10857138 http://enginova.com/engineering_of_pompeii.htm http://www.eyewitnesstohistory.com/pompeii.htm http://www.forumancientcoins.com/gallery/thumbnail... http://www.thelatinlibrary.com/sulpiciusseveruschr... http://www.wildwinds.com/coins/ric/titus/t.html http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/...